Tạo web miễn phí bằng WordPress với 3 bước đơn giản, kèm video hướng dẫn.
Bạn không cần biết IT cũng có thể tự tạo website miễn phí cho riêng mình.
Nếu bạn vẫn phân vân, tự hỏi “tại sao cần làm website?”
Hãy xem bài viết 5 tác dụng thần kỳ của website.
Tóm tắt nội dung
Tạo web miễn phí bằng WordPress nghĩa là gì?
Website (gọi tắt: web) mà mình đề cập trong bài này là web do bạn toàn quyền quản lý.
Tức bạn có thể chỉnh sửa mọi thứ từ tập tin, code, giao diện đến nội dung v.v…
Bạn sở hữu một tên miền riêng, ví dụ: http://TenCuaBan.com.
Trái lại, nếu bạn sử dụng dịch của bên khác như Google, Yahoo Blog v.v…,
thì có thể bạn phải sử dụng một tên miền dạng:
- https://sites.google.com/site/ahuhubuonnhi
- https://blog.yahoo.com/ahihidongoc
- http://tenban.benthuba.com
- v.v…
Trông thật chẳng chuyên nghiệp chút nào đúng không?
Và khi các dịch vụ này bị khai tử thì web đó cũng “đi” luôn.
Như ông Yahoo Blog ngày xưa lớn mạnh vậy mà giờ còn “chết”.
Còn WordPress là gì? Tại sao nên tạo web miễn phí bằng WordPress?
Hãy xem bài viết: WordPress là gì? Tại sao nên tạo web bằng WordPress?

Hiểu đúng nghĩa “Tạo web miễn phí bằng WordPress”
Khi tạo website bằng WordPress, mọi thứ bạn đều có thể đăng ký miễn phí.
Tên miền, hosting miễn phí, WordPress rất mạnh mẽ nhưng miễn phí.
NHƯNG, có rất nhiều hạn chế:
- Tên miền miễn phí: bị Google và nhiều tổ chức cho vào danh sách đen.
- Hosting miễn phí: bị gắn quảng cáo, bị hạn chế chức năng v.v…
NÊN mình khuyên bạn mua các dịch vụ này.
Giá của chúng không quá đắt, được hưởng nhiều quyền lợi tuyệt vời.
OK, vậy bắt tay vào việc nào.
3 bước tạo web miễn phí bằng WordPress
Bước 1: Đăng ký và trỏ Tên miền về Hosting
1.0. Cách đăng ký và sử dụng thẻ thanh toán quốc tế VISA
Bạn nên đăng ký thẻ thanh toán quốc tế Visa của Á Châu Bank (ACB).
Chỉ khoảng 15 phút là có thẻ dùng, rất tiện lợi cho bạn sử dụng về sau này.
Khi đăng ký nộp luôn khoảng 600 – 700,000 vnđ để về có thể “chiến” luôn.
1.1. Đăng ký tên miền
Tên miền là 1 địa chỉ dễ nhớ giúp truy cập website dễ dàng, ví dụ google.com apple.com v.v…
Thay vì truy cập bằng địa chỉ IP khó nhớ như 172.217.24.46.
Mình thường đăng ký tên miền qua nhà cung cấp NameCheap.
Tên miền ở đây khá rẻ, giao diện quản lý chuyên nghiệp, dễ dùng.
Tự động gia hạn (tùy bạn chọn) để tránh khi hết hạn bạn quên thì bị mất quyền quản lý.
Bấm vào đây để đăng ký Tên miền.
1.2. Đăng ký hosting
Hosting là nơi để lưu trữ toàn bộ dữ liệu của website.
Mình thường đăng ký hosting ở Stablehost chỉ 4,9$/tháng.
Xem thêm: Giảm 40% hóa đơn, nhận quà tặng KHỦNG khi đăng ký StableHost.
Bạn đã có một gói hosting cao cấp, công nghệ tiên tiến nhất và rất dễ dùng.
Bấm vào đây để đăng ký hosting.
1.3. Trỏ tên miền về hosting
Đây là bước liên kết tên miền và hosting với nhau.
Về bản chất bạn chỉ cần điền thông tin của hosting vào phần quản trị tên miền để liên kết chúng.
Với tên miền mua ở NameCheap:

1 – Bấm chọn tab Advanced DNS
.
2 – Bấm Add New Record
để thêm 1 bản ghi mới.
3 – Thêm loại bản ghi là A Record
(cột Type).
4 – Thêm host bản ghi là *
.
5 – Điền địa chỉ IP
của hosting cung cấp cho bạn.
Nhớ bấm vào dấu Save (biểu tượng là dấu tích xanh, trên hình mình không có).
Lặp lại từ bước 2 để thêm nốt 2 bản ghi @
và www
còn lại.
Bước 2: Tạo web miễn phí bằng WordPress
2.1. Tạo cơ sở dữ liệu cho website WordPress
Xem chi tiết
Mỗi trình quản lý hosting có 1 giao diện khác nhau, nhưng đều có điểm chung.
Bạn tìm và vào phần MySQL Database để tạo Cơ sở dữ liệu MySQL cho website.
Nhớ lưu lại 3 thông tin quan trọng trong phần này ra 1 file, gồm:
- Tên cơ sở dữ liệu. Trong ví dụ bên dưới là
demovnpw_tendata
. - User của cơ sở dữ liệu. Trong ví dụ bên dưới là
demovnpw_abcd
. - Password của cơ sở dữ liệu.
– Tạo cơ sở dữ liệu mới cho website:

Trên hình 2.1.1 thì:
demovnpw_tendata
: tên cơ sở dữ liệu đầy đủ.
demovnpw_
: tiền tố cơ sở dữ liệu, mặc định.
tendata
: hậu tố cơ sở dữ liệu, tự chọn.
– Tạo User và Mật khẩu cho Cơ sở dữ liệu:

Trên hình 2.1.2 thì:
1 – Tiền tố User, mặc định.
2 – Hậu tố User, tự chọn.
3 – Sử dụng trình tạo Password.
4 – Hoặc tự điền Password.
5 – Điền lại Password ở 4.
6 – Bấm tạo User cho Cơ Sở Dữ Liệu.
– Thêm quyền Username vào Cơ sở dữ liệu:

2.2. Upload mã nguồn WordPress lên hosting
Dùng trình quản lý file để upload mã nguồn WordPress lên thư mục gốc của website.
Tùy hosting mà thư mục gốc của website này có thể là public_html
hoặc htdocs
v.v…
2.3. Chạy trình cài đặt WordPress
Gõ vào trình duyệt tên miền của bạn để chạy trình cài đặt WordPress.
Với bản WordPress 4.x thì kết nối WordPress với cơ sở dữ liệu nằm trong quá trình này.
Điền các thông tin về Cơ sở dữ liệu đã lưu ở bước tạo CSDL vào giao diện kết nối.
Bạn không cần phải sửa file wp-config.php
để kết nối như các bản cũ.
2.4. Thiết lập các cấu hình căn bản cho website
Xem thêm chi tiết trong video.
Bước 3: Viết nội dung chuẩn SEO và SEO cho website
Website lên được top 1 trong trang kết quả tìm kiếm quả là điều tuyệt vời.
SEO – viết tắt của Search Engine Optimization – là các giải pháp thiết kế và tối ưu thông tin.
Giúp Website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine).
Nhằm nâng cao thứ hạng trên các bộ máy tìm kiếm (Google, Bing, Youtube v.v…)
Nếu bạn muốn vậy thì điều kiện là bạn cần có nội dung cho website của mình.
Đặc biệt là những bài viết chuẩn SEO và chất lượng.
Google “rất thích” các website có nội dung hay đối với người dùng.
Đây có thể là bước hậu kỳ tốn nhiều thời gian nhất của bạn.
Trong bài viết này có lẽ không thể đề cập được tất cả kỹ thuật SEO website.
Các bạn có thể tham khảo ở các bài viết khác trên website.
Video hướng dẫn tạo web miễn phí bằng WordPress mới nhất
Đây là danh sách gồm nhiều video, tổng hợp đầy đủ lại các video ở trên.
Bấm vào góc trên bên trái của video để xem danh sách video.
Kết luận
Bạn đã có thể tạo website miễn phí bằng WordPress qua bài viết này.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hãy để lại bình luận bên dưới.
Mình sẽ hỗ trợ. Hãy chia sẻ bài viết này ngay nhé.
Chúc bạn thành công
Mình đã tạo website thành công nhờ vào sự hướng dẫn của bạn! Cảm ơn bạn nhiều nha!
Bạn thật tuyệt vời! vui vì đã giúp được bạn 😀
Mình có đăng ký mua domain theo hướng dẫn của bạn, đã thanh toán thành cong nhưng khi vào thì không thấy cái domain mình mư đâu cả là ntn? mình phải làm ntn?
Bạn đăng nhập vào tài khoản trên NameCheap sau vào phần domain list ấy, có hiện ra cái tên miền vừa mua không? Không hiện ra thì có khi thanh toán chưa thành công 🙂
Mình vào phần Domain rồi mà ko thấy, nhưng trong tài khoản đã trừ tiền cho Namecheap rồi
Lạ nhỉ? Không bạn thử vào phần hỗ trợ, rồi dùng google dịch hỏi bộ phận hỗ trợ xem. Hoặc chụp lại cái màn hình khi đăng nhập vào tài khoản namecheap gửi email me@tunggo.net cho mình xem liệu có lỗi gì không, chứ mình mua mà nó báo thành công thì lập tức là có domain đó trong phần quản trị ngay. Chỉ nghi là bạn không đủ tiền… Đọc tiếp »
Vì mình chon phần đuôi là .de nên nó nói là phải người quốc tịch Đúc mới mua được, vậy mình muốn mua thì phải làm thế nào ?
Họ yêu cầu vậy là đúng rồi, giống như tên miền VN của mình, mình cũng phải cung cấp đúng thông tin của mình để được pháp luật bảo hộ.
Nhưng nếu không có lý do đặc biệt bạn nên chọn tên miền .com .net vẫn là phổ biến nhất.
do mình lỡ mua hoting cho tên miền đấy rồi, có cách nào để mua được tên miền đấy ko bạn?
Bạn mua hosting ở đâu? Lúc mua chắc có bước điền tên miền vào hả?
Cái đó có thể liên hệ với họ và đổi được, chắc không vấn đề gì đâu 😀
Hey Tùng ! mình 35 tuổi và đang học làm web , (mình đang đi từ số 0 nên cần phải thực hành) trong video bạn nói là trong website của bạn có bán theme và plugin. mình tìm ko thấy chỗ để mua. mình muồn thực hành theo bạn giạy nên cần những cái như trong video “Plugin Woocommerce, theme Flatsome và child flatsome”.
Chào anh Ngọc, em sẽ email cho anh cụ thể hơn nhé.
Anh đã có sẵn tinh thần học hỏi thế thì không khó đâu ạ.
Hướng dẫn chi tiết quá, thank thớt!
em mua được tên miền qua link của bác rồi, nếu có gì khúc mắc nhờ bác trợ giúp ạ.
Dĩ nhiên rồi Hải 😀